SỐ 27 - QUYỀN VỀ GIÁO DỤC
Quyền về giáo dục (the right to education)đầu tiên được đề cập trong Điều 26 UDHR.

 

 

Điều 13 ICESCR (1966) khẳng định nghĩa vụ của các Quốc gia thành viên Công ước "thừa nhận quyền của mọi người được học tập" và "giáo dục phải hướng vào việc phát triển đầy đủ nhân cách và ý thức về nhân phẩm, và phải nhằm tăng cường sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người".

 

Khoản 2, Điều 3 nêu các yêu cầu:

– giáo dục tiểu học là phổ cập và miễn phí với mọi người;
– giáo dục trung học dưới nhiều hình thức khác nhau, kể cả giáo dục trung học kỹ thuật và dạy nghề, trở nên sẵn có và đến được với mọi người.
– giáo dục đại học trở thành nơi mọi người có thể tiếp cận một cách bình đẳng trên cơ sở năng lực của mỗi người;
– giáo dục cơ bản phải được khuyến khích hoặc tăng cường tới mức cao nhất có thể được cho những người chưa tiếp cận hoặc chưa hoàn thành toàn bộ chương trình giáo dục tiểu học.
– việc phát triển một hệ thống trường học ở tất cả các cấp phải được thực hiện tích cực, một chế độ học bổng thích đáng phải được thiết lập và những điều kiện vật chất cho đội ngũ giáo viên phải được cải thiện không ngừng.

 

Trong Kết luận của Ủy ban các quyền KT, XH và VH gần đây về Việt Nam (tháng 11/2014, tại đoạn 32), Ủy ban bày tỏ sự quan ngại rằng tiếp cận giáo dục có chất lượng vẫn còn hạn chế ở vùng xa và miền núi và đảo, nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số, mặc dù đã có những tiến bộ đạt được trong giáo dục ở những nơi khác ở Việt Nam (Điều 15 ICESCR).


Ủy ban khuyến nghị Việt Nam: xây dựng một khuôn khổ toàn diện và phân bổ nguồn lực phù hợp để cung cấp giáo dục có chất lượng cho trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em ở vùng xa.


Cụ thể, Ủy ban khuyến nghị Việt Nam:

 

(a)        Có kế hoạch phù hợp với nhu cầu nhân sự về giáo dục;

 

(b)        Tăng đầu tư vào giáo dục sớm cho trẻ em ở diện trên;

 

(c)         Cải thiện hệ thống theo dõi trẻ em bỏ học và giúp các em tái hòa nhập ở trường;

 

(d)        Thực hiện các tiếp cận giáo dục song ngữ dựa vào tiếng mẹ đẻ;

 

(e)         Tăng cường phân cấp quản lý giáo dục.



Ảnh: Năm 2002, Hà Lan triển khai dự án "Giáo dục cho mọi người", hướng đến trẻ em khuyết tật ở một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

 

 


Các tin khác: