PHAN CHÂU TRINH VÀ ƯỚC VỌNG DÂN QUYỀN
Phan Châu Trinh (còn gọi Phan Chu Trinh; 1872–1926), hiệu là Tây Hồ, là một nhà thơ, chí sĩ yêu nước thời cận đại của Việt Nam, người mở đầu cho phong trào Duy Tân và có công lớn trong việc lập Đông Kinh Nghĩa Thục. Ông sinh ở phủ Tam Kỳ

Dù đau xót trước cảnh thực dân Pháp ngược đãi người Việt Nam, quan điểm của Phan Châu Trinh trước mắt chưa nên đặt nhiệm vụ khôi phục chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc, mà nhiệm vụ cấp bách là phải:


- Khai dân trí:
bỏ lối học tầm chương trích cú, mở trường dạy
chữ Quốc ngữ, kiến thức khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục xa hoa.

- Chấn dân khí: thức tỉnh tinh thần tự lực tự cường, mọi người giác ngộ được quyền lợi của mình, giải thoát được nọc độc chuyên chế.

- Hậu dân sinh: phát triển kinh tế, cho dân khai hoang làm vườn, lập hội buôn, sản xuất hàng nội hóa...

Phan Châu Trinh yêu cầu chính quyền thuộc địa sửa đổi chính sách cai trị hiện hành để có thể giúp nhân dân Việt Nam từng bước tiến đến văn minh. Ông đề cao phương châm "Tự lực khai hóa", vận động những người cùng chí hướng thức tỉnh dân chúng, tuyên truyền tư tưởng dân quyền.


Phan Châu Trinh rất hoan nghênh việc Phan Bội Châu đã vận động được một số học sinh ra nước ngoài học tập và phổ biến những tài liệu tuyên truyền giáo dục quốc dân trong nước. Song, ông phản đối chủ trương bạo động và tư tưởng bảo hoàng của Phan Bội Châu.


Trong thư gửi cho
Toàn quyền Beau đề năm 1906, Phan Châu Trinh chỉ trích chính phủ Pháp không lo mở mang khai thác hóa cho dân mà chỉ lo thu thuế cho nhiều, do đó dân đã khổ càng khổ hơn. Ông đề nghị chính phủ Đông Dương nên thay đổi thái độ đối với sĩ dân nước Nam, cải tổ mọi chính sách cai trị. Bức thư đã gây tiếng vang lớn trong nhân dân, công khai nói lên tâm trạng bất mãn của dân chúng và khẳng định quyết tâm cải biến hiện trạng của đất nước.


Ông cũng viết bản điều trần về cuộc đấu tranh chống sưu thuế năm 1908 ở
miền Trung Việt Nam gửi Liên minh Nhân quyền.
Cũng trong thời gian này, ông viết Pháp-Việt liên hiệp hậu chi Tân Việt Nam, cho rằng không thể nhìn Việt Nam một cách cô lập mà phải đặt trong mối quan hệ với thế giới, trước nhất là với các nước mạnh và với nước Pháp, cũng như không thể chỉ nhìn hiện tại mà phải nhìn lại lịch sử đã qua và phải tìm hiểu xu thế phát triển sắp tới, tạo nên cách nhìn cả thời lẫn thế.


Có thể xem Phan Châu Trinh là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất trong số các nhà nho yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ. Đặc biệt hơn nữa là con đường ông chọn là con đường dấn thân tranh đấu nhưng ôn hòa, bất bạo động. Đây là điểm khác biệt giữa ông và Phan Bội Châu. Phan Châu Trinh xem vấn đề dân chủ còn cấp bách hơn độc lập và tin rằng có thể dùng luật pháp, cách cai trị có quy củ theo kiểu Âu Mỹ để quét sạch những hủ bại của phong kiến.

Các tác phẩm chính:

  • Tây Hồ thi tập,
  • Santé thi tập (gồm hơn 200 bài thơ);
  • Thư thất điều (thư vạch 7 tội của vua bù nhìn Khải Định);
  • Giai nhân kỳ ngộ diễn ca;
  • Tỉnh quốc hồn ca I, II (thơ hiệu triệu, thức tỉnh đồng bào, tạo dân khí mạnh, đề cao dân quyền);
  • Trung Kỳ dân biến tụng oan thủy mạt ký;
  • Các bức thư gửi Toàn quyền Beau, gửi Nguyễn Ái Quốc, gửi người học trò tên Đông
  • Bài diễn thuyết về "Đạo đức và luân lý Đông Tây"
  • Bài diễn thuyết về "Quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ nghĩa".

(Tham khảo Wikipedia)

 

Tài liệu đọc thêm:

 


Các tin khác: