Các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) và Quyền con người
Trong năm 2018, bên cạnh một số hội thảo khoa học, nhiều bộ đã có hoạt động nhằm triển khai kế hoạch thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong lĩnh vực của ngành mình. Trước đó, ngày 10/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, kèm theo Quyết định 622/QĐ-TTg. Theo sự kêu gọi của Liên Hợp quốc, việc hướng đến 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDG, thực thi từ 2016 đến 2030) kế thừa sự thành công của các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG, thực thi 2000 - 2015) với sự bổ sung một số lĩnh vực mới (biến đổi khí hậu, bình đẳng kinh tế, hòa bình và công lý...). Các mục tiêu này cũng có thể được nhìn nhận từ lăng kính nhân quyền.



Qua đối chiếu, chúng ta có thể thấy các Mục tiêu Phát triển bền vững (Sustainable Development Goals -SDGs) và một số quyền con người, mà được các điều ước quốc tế bảo vệ, tương ứng là:


- Mục tiêu 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi (quyền có mức sống thích đáng, quyền về an sinh xã hội...)

- Mục tiêu 2. Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững (quyền có lương thực, thực phẩm thích đáng; hợp tác quốc tế trong việc phân phối lương thực...)


- Mục tiêu 3. Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi (quyền sống, quyền về sức khỏe, quyền hưởng lợi từ tiến bộ của khoa học kỹ thuật...)


- Mục tiêu 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người (quyền giáo dục, quyền có việc làm, quyền lao động...)


- Mục tiêu 5. Đạt được bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái (xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ, bảo vệ bà mẹ và trẻ em...)


- Mục tiêu 6. Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người 
(quyền có nước sạch, quyền về sức khỏe...) 


- Mục tiêu 7. Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người (quyền có mức sống thích đáng...)


- Mục tiêu 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người


- Mục tiêu 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới


- Mục tiêu 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội


- Mục tiêu 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng


- Mục tiêu 12. Đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững


- Mục tiêu 13. Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai


- Mục tiêu 14. Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững


- Mục tiêu 15. Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất (quyền về sức khỏe, quyền có lương thực thích đáng...)


- Mục tiêu 16. Thúc đẩy xã hội hòa bình, dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh vì sự phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và có sự tham gia ở các cấp (quyền sống tự do và an ninh cá nhân; quyền tiếp cận công lý; quyền tham gia vào đời sống công cộng; quyền tiếp cận thông tin...)


- Mục tiêu 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững (quyền tự quyết; quyền hưởng lợi từ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật; quyền riêng tư...)

Để chuẩn bị cho việc ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, từ cuối năm 2016, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiến hành nghiên cứu, rà soát 17 mục tiêu chung và 169 cụ thể của Chương trình Nghị sự 2030. Báo cáo đã phân tích nhiều khía cạnh liên quan đến bổi cảnh của SDG trên thế giới, cũng như việc thực thi MDG, SDG tại Việt Nam. Có thể xem Báo cáo Tổng hợp tại đây PDF.

Quyết định của Thủ tướng, trong phần Giải pháp thực hiện, có nhắc đến việc cần "Tăng cường vai trò của Quốc hội, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong việc giám sát thực hiện và phản biện xã hội trong quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững". Quyết định cũng phân công nhiệm vụ chủ trì việc thực hiện các mục tiêu cụ thể cho các Bộ, ngành:


- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì các mục tiêu: 1.1, 1.2, 4.3.b, 4.4, 4.5.b, 5.1, 5.2, 5.4, 5.7.c, 8.5, 8.6, 8.7, 8.8, 10.1, 10.3, 10.4.a, 16.2.a;

- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì các mục tiêu: 3.8.a, 6.1.d, 6.3.b, 6.5, 6.6, 12.2.a, 12.4.b, 12.5.a, 13.1.a, 13.3.a, 14.1, 14.3, 15.1, 15.5, 15.6, 15.8;

- Bộ Y tế chủ trì các mục tiêu: 2.1.a, 2.2, 3.1, 3.2, 3.3.a, 3.4, 3.6, 3.7, 3.8.c, 3.9, 5.6;

- Bộ Công Thương chủ trì các mục tiêu: 2.3.b, 7.1, 7.2, 7.3, 7.4, 8.4, 9.2, 9.3.b, 10.5.b, 12.1, 12.2.b, 12.3.b, 12.4.a, 17.1, 17.2;

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì các mục tiêu: 1.4, 2.1.b, 2.3.a, 2.4, 2.5, 6.1.b, 11.5, 11.10, 12.3.a, 13.3.c, 14.2, 14.4, 14.5, 14.6, 15.2, 15.3, 15.4, 15.7;

- Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì các mục tiêu: 4.1, 4.2, 4.3.a, 4.5.a, 4.6, 4.7,  4.8, 13.3.b;

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì các mục tiêu: 5.7.b, 8.1, 8.2, 8.3, 11.8, 12.7.b, 13.2.a, 17.3, 17.4, 17.5;

- Bộ Tài chính chủ trì các mục tiêu: 6.1.c, 6.3.c, 10.4.b, 12.7.a, 12.9;

- Bộ Giao thông Vận tải chủ trì các mục tiêu: 3.5.b, 9.1, 11.2, 13.2.b;

- Bộ Xây dựng chủ trì các mục tiêu: 6.1.a, 6.2, 6.3.a, 11.1, 11.3, 11.6, 11.7, 11.9, 12.5.b, 13.1.b, 13.2.c;

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì các mục tiêu: 3.3.b, 5.3, 8.9, 11.4;

- Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì các mục tiêu: 5.8, 9.5, 12.8;

- Bộ Tư pháp chủ trì các mục tiêu: 1.3.a, 5.7.a, 16.3, 16.6, 16.7.a, 16.8, 16.9;

- Bộ Công an chủ trì các mục tiêu: 3.5.c, 10.6, 16.1, 16.2.b, 16.4;

- Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì mục tiêu: 9.4;

- Bộ Nội vụ chủ trì các mục tiêu: 5.5, 10.2, 16.5.b;

- Bộ Ngoại giao chủ trì mục tiêu: 10.5.a;

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì các mục tiêu: 8.10, 9.3.a, 10.5.c;

- Thanh tra Chính phủ chủ trì mục tiêu: 16.5.a;

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì các mục tiêu: 1.3.b, 3.8.b, 16.5.c, 16.7.b;

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chủ trì các mục tiêu: 12.6, 16.5.d;

- Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chủ trì mục tiêu: 3.5.a.

Các nhiệm vụ cụ thể để thực hiện các mục tiêu được nêu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này.

KT


Các tin khác: