Chính phủ trì hoãn các luật về quyền tự do
Trong phiên thảo luận tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 23/4/2014, về chương trình xây dựng luật của Quốc hội, đại diện Bộ Tư pháp cho biết dự án luật về hội, luật trưng cầu ý dân, tiếp cận thông tin, biểu tình đã được giao cho các bộ xây dựng, nhưng do "nhiều ý kiến khác nhau" nên chưa đưa vào chương trình của Quốc hội.


Bộ trưởng Tư pháp giải trình rằng các luật này đang được Chính phủ triển khai xây dựng, như luật về hội giao Bộ Nội vụ, luật tiếp cận thông tin giao Bộ Tư pháp, luật biểu tình giao Bộ Công an, nhưng do "đây là các vấn đề nhạy cảm, còn nhiều ý kiến khác nhau nên chừng nào đồng thuận, chín muồi mới đề nghị đưa vào chương trình cụ thể".


Một số tờ báo trích lại lời của than phiền của Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật rằng "Quyền của dân mà lúc nào cũng kêu "tế nhị", không thấy Chính phủ nêu rõ lý do hay đốc thúc gì cả, khó thì cũng phải đưa ra bàn để xem cái gì được cái gì không chứ" (Vietnamnet, 23/4/2014).


Tiến trình lập pháp (làm luât) hiện nay tại Việt Nam quá lệ thuộc vào Chính phủ. Quốc hội đã ra Nghị quyết giao việc soạn thảo luật cho Chính phủ, nay việc chậm trễ mới được nói là do hành pháp (Chính phủ) như trên. Có lẽ cần nhìn vào nguyên nhân thực chất hơn là do năng lực của Quốc hội và các đại biểu, cũng như sự thiếu hụt về thể chế cho phép các đại biểu tự soạn thảo và trình dự luật.

 

K.T

 


Các tin khác: